1. Xe vespa cổ
Nhìn chung cấu tạo của bộ hơi Vespa cổ các dòng phổ biến bao gồm hai bộ phận chính là pít-tông và xi-lanh. Pít-tông thường có 3 thành phần: phần đỉnh, đầu và thân. Đỉnh pit-tông thường có 3 dạng là bằng, lồi hoặc lõm tùy thuộc vào từng đời xe. Phần đầu (một số nơi gọi là quả) có xẻ các rãnh tròn vòng quanh để lắp các xéc-măng (các dòng xe 2 kỳ thường có 2 xéc-măng, xe 4 kỳ có 3 xéc-măng). Phần thân có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít-tông chuyển động trong xi-lanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực qua trục khuỷu (tay biên – dên).
Do hành trình máy xe 2 kỳ ngắn hơn nên xe khá bốc, chính vì thế mà các linh kiện động cơ phải chịu nhiều lực hơn, do đó việc vận hành không đúng rất dễ làm hỏng bộ hơi của xe. Triệu chứng nhẹ của việc bộ hơi hoạt động không tốt là xe bị yếu, cảm giác tăng ga nhưng xe bị ì, không bốc máy, thậm chí nặng là xe không di chuyển được. 2. Nguyên nhân ì xe chung
- Dùng xăng kém chất lượng kết hợp với người sử dụng hay ép ga ,ép số (nguyên nhân này chỉ xảy ra cho người mới biết sử dụng xe).
- Động cơ mới làm máy lại còn trong thời gian chạy rốtđa máy mà người sử dụng thường xuyên chạy tốc độ cao.
- Dùng dầu máy kém chất lượng.
- Hết sạch dầu máy.
- Động cơ mới làm máy lại còn trong thời gian chạy rốtđa máy mà người sử dụng thường xuyên chạy tốc độ cao.
- Dùng dầu máy kém chất lượng.
- Hết sạch dầu máy.
Cách xác định nguyên nhân:
- Để 30 – 40 phút cho động cơ nguội. Đạp máy nổ kiểm tra dầu có văng lên hay không
- Để 30 – 40 phút cho động cơ nguội. Đạp máy nổ kiểm tra dầu có văng lên hay không
+ Nếu dầu có văng lên thì nguyên nhân bó máycó thể do (a), (b), (c), ta chỉ cần thay dầu máy mới tuỳ theo từng trường hợp và khuyên người sử dụng.
+Nếu dầu không văng lên là mạch dầu đã nghẹt ta sữa chữa như sau:
Súc lọc dầu:
- Mở ốc xả dầu, trong lúc dầuchảy dùng một đoạn dây thắng đánh tơi xỏ ngựợc lên rồi ve tròn để làm sạch lọc dầu. Nếu dầu cũ xả ra quá dơ ta phải xúc sạch dầu bằng cách đổ dầu tẩy máy vào sau đó cho nổ máy vài phút rồi tự xả tiếp.
- Đổ dầu mới vào đúng dung lượng, chất lượng. Đạp máy nổ thử lại dầu đã văng lên hay chưa. Nếu dầu vẫn chưa lên thực hiện tiếp.
+Nếu dầu không văng lên là mạch dầu đã nghẹt ta sữa chữa như sau:
Súc lọc dầu:
- Mở ốc xả dầu, trong lúc dầuchảy dùng một đoạn dây thắng đánh tơi xỏ ngựợc lên rồi ve tròn để làm sạch lọc dầu. Nếu dầu cũ xả ra quá dơ ta phải xúc sạch dầu bằng cách đổ dầu tẩy máy vào sau đó cho nổ máy vài phút rồi tự xả tiếp.
- Đổ dầu mới vào đúng dung lượng, chất lượng. Đạp máy nổ thử lại dầu đã văng lên hay chưa. Nếu dầu vẫn chưa lên thực hiện tiếp.
Thông lỗ ghèn:
- Mở catte cánh bướm, đạp máy nổ, xem dầu có trào ra lổ ắc cò ở phía dưới không.
+ Nếu dầu có trào ra ở đây mà không văng lên được lỗ chỉnh xupáp là do lỗ trục cốt cam quá mòn, lỗ dầu ở trên cốt cam bị nghẹt, quên thông lỗ gioăng cánh bướm.
+ Nếu dầu không trào ra lỗ ắc cò phía dưới là nghẹt lỗ ghèn, ta phải thông bằng cách:
+ Dùng vòi bơm gió nén, áp sát vào lỗ ắc cò phía dưới cho thật kín. Mở gió nén hoặc bơm xe đạp, hơi sẽ xì về catte để thông lỗ ghèn, làm vài lần như vậy lỗ ghèn sẽ được thông.
- Đạp máy thử lại xem dầu lên hay chưa, nếu dầu chưa lên ta thực hiện tiếp.
Nâng cụm xylanh, dàn đầu lên để thông lỗ ghèn bằng cây soi:
- Tháo 4 ốc dàn đầu, 2 ốc xylanh, quylát, bộ ốc sên cam.
- Nâng nguyên cụm xylanh, dàn đầu lên 15 – 20 mm. dùng một sợi dây ga hay dây phanh bẻ thành chữ L soi lỗ ghèn.
3. Nguyên nhân ì xe vespa
- Theo trung tâm dạy nghề sửa chữa xe máy, nếu xe có triệu chứng yếu hơi, việc đầu tiên là kiểm tra điện (lửa). Hệ thống điện lửa có 5 bộ phận chính là vô-lăng từ, cuộn điện, mô-bin sườn, ma-vít và bu-gi. Cần kiểm tra xem vô-lăng còn từ tính không? Kiểm tra các cuộn điện đặc biệt là cuộn nổ xem có bị đứt, bị lỏng mối hàn hay chà sát vào vô-lăng hay không? Tiếp đó, cần kiểm tra mô-bin sườn và đặc biệt là ma-vít. Thường ma-vít bị rỗ (hai bề mặt tiếp xúc không nhẵn) cũng sẽ làm điện cấp lên bu-gi không đều, do đó cần kiểm tra bề mặt 2 mảnh ma-vít đảm bảo còn nhẵn và tiếp xúc tốt. Một nguyên nhân gây lửa yếu đến từ ma-vít là việc canh điểm nổ (điểm đánh điện) không chuẩn dẫn đến hiện tượng đánh điện sớm hoặc quá muộn khi pit-tông hút hỗn hợp nhiên liệu vào buồng đốt.
Việc kiểm tra bu-gi cũng cực kỳ cần thiết nhằm đảm bảo đầu ra cuối của bộ phận lửa hoạt động tốt nhất. Bu-gi cần phải được lau sạch, tránh các muội than bám gây cản trở việc đánh điện, chỉnh khe hở hợp lý, nếu mô-bin sườn tốt, điện cấp lên khỏe mà bu-gi đánh kém thì cần thiết phải thay bu-gi. Chi tiết việc nhìn bu-gi đoán bệnh của xe được trình bày chi tiết tại đây.
- Nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ hoặc sai tỷ lệ cũng gây nên hiện tượng hơi yếu. Thông thường tỷ lệ xăng/gió chuẩn là 1/12, vít chỉnh tỷ lệ 2 nhiên liệu này nằm ở phía đáy của bình xăng con chỗ gần lốc máy nhìn từ đằng sau lại và vít chỉnh ga-răng-ti. Do đó, bộ phận thứ 2 cần kiểm tra khi xe yếu là bình xăng con (chế hòa khí), chỉnh lại zích-lơ, ống dẫn xăng, vệ sinh lọc gió, kiểm tra phao xăng cũng như chỉnh tỷ lệ nhiên liệu cho phù hợp.Tay biên (dên) đã cũ, bị mòn dẫn tới có khe khở lúc đóng kín cũng có thể làm việc hút nhiên liệu vào buồng đốt không đẩy đủ.
Trường dạy nghề sửa chữa xe máy khuyên bạn nên kiểm tra kỹ ống dẫn xăng xem có bị rò rỉ hay không, làm sạch lỗ hở trên nắp bình xăng để không khí lưu thông giúp xăng xuống chế được dễ dàng hơn. Một số trường hợp xăng bẩn hoặc cát bụi trong xăng gây đóng cặn ở các lưới lọc dẫn đến hiện tượng tắc xăng hoặc xăng, nhớt không đạt tiêu chuẩn cũng làm cho nhiên liệu đốt cháy không hết gây hơi yếu.
- Ngược lại với việc tắc pô là thủng pô cũng gây hiện tượng hơi yếu, nguyên nhân là do các vách pô bị rách, thủng dẫn tới không ngăn được khí thải ra để tạo đủ áp lực đẩy ngược trở lại pit-tông. Do đó, để pô xe hoạt động tốt cần chú ý đặc biệt đến tỷ lệ nhớt và xăng phù hợp cũng như điện cấp cho bu-gi đầy đủ để đảm bảo nhiên liệu được đốt cháy tối đa, tránh hiện tượng đóng cặn hay thủng vách pô.
- Pít-tông, xi-lanh quá cũ là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng hơi yếu. Đặc biệt xéc-măng bị hỏng gây hiện tượng thoát nhiên liệu hoặc phớt dên hỏng làm dầu máy tràn sang buồng đốt cũng là nguyên nhân tổn hại đến bộ hơi. Ban đầu, pit-tông và xi-lanh rất khít với nhau thông qua 2 vòng xéc-măng làm cho hỗn hợp nhiên liệu được nén kín, gây nổ và sinh công mạnh mẽ. Trải qua hoạt động lâu dài, khe hở giữa hai bộ phận này trở nên lớn dần lên. Biện pháp khắc phục tạm thời nhất là thay xéc-măng để bù lại phần nào khe hở này.
4. Một số lưu ý:
Để không bao giờ bị pan ở hệ thống làm trơn, khi ráp máy ta phải chú ý:
- Không bao giờ tháo bơm nhớt ra khỏi catte nhớt nếu không thay bơm mới.
- Kiểm tra bánh răng điều khiển bơm nhớt, ti điều khiển bơm nhớt nếu hư thì phải thay thế trước khi ráp máy.
- Thông sạch các lỗ nhớt ở catte, ly hợp, xylanh, quylát, cốt cam, cốt máy, ắc cò. . . trước khi ráp máy.
- Tuyệt đối không dùng giẻ để lau chi tiết máy dù là thật sạch.
- Trong quá trình ráp máy, trước khi ráp xylanh, đổ nửa lít nhớt vào catte, lấy chân đè động cơ, một tay đạp cần khởi động, một tay cân xích cam, đạp giò đạp vài lần khi nào thấy nhớt trào lên lỗ ghèn thì mới tiếp tục ráp máy
- Kiểm tra bánh răng điều khiển bơm nhớt, ti điều khiển bơm nhớt nếu hư thì phải thay thế trước khi ráp máy.
- Thông sạch các lỗ nhớt ở catte, ly hợp, xylanh, quylát, cốt cam, cốt máy, ắc cò. . . trước khi ráp máy.
- Tuyệt đối không dùng giẻ để lau chi tiết máy dù là thật sạch.
- Trong quá trình ráp máy, trước khi ráp xylanh, đổ nửa lít nhớt vào catte, lấy chân đè động cơ, một tay đạp cần khởi động, một tay cân xích cam, đạp giò đạp vài lần khi nào thấy nhớt trào lên lỗ ghèn thì mới tiếp tục ráp máy